Huyết áp là chỉ số báo hiệu sức khỏe con người. Những vấn đề về huyết áp luôn được mọi người quan tâm. Vậy huyết áp ổn định là bao nhiêu, huyết áp cao ảnh hưởng gì đến sức khỏe là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Cùng Softvn giải đáp ngay sau đây nhé!
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch trong quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể con người. Các áp lực của máu được tạo ra từ sự co bóp của tim nhằm đẩy máu đi nhanh hơn đến các cơ quan nhưng bị cản lại bởi các động mạch nên tạo ra huyết áp.
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp của một người sẽ có sự thay đổi nhất định trong các thời điểm trong ngày. Cụ thể là: từ khoảng 1-3 giờ đêm thì huyết áp xuống thấp nhất vì lúc này con người đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Từ khoảng 8-10 giờ sáng thì huyết áp lên cao nhất. Như vậy, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm.
2. Thế nào là huyết áp chuẩn, huyết áp ổn định là bao nhiêu?
Để biết được huyết áp có chuẩn không thì cần dựa vào 2 trị số Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm thu (hay còn gọi là huyết áp tối đa). Chỉ số huyết áp đo được lúc này là khi tim đang co bóp đẩy máu đến các mô tạo thành áp lực lên thành mạch máu cao nhất. Khi thực hiện đo huyết áp thì chỉ số Huyết áp tâm thu sẽ hiển thị phía trên cùng và lúc nào cũng cao hơn chỉ số Huyết áp tâm trương.
- Huyết áp tâm trương (hay còn gọi là huyết áp tối thiểu). Chỉ số huyết áp đo được khi tim đang trong tình trạng giãn ra. Chỉ số này luôn thấp hơn chỉ số Huyết áp tâm thu và được hiển thị phía dưới.
Thông qua các chỉ số huyết áp có thể biết được tình trạng sức khỏe, tim có khỏe hay mạch có hoạt động tốt hay không…Huyết áp chuẩn của người khỏe mạnh luôn được xác định khi Huyết áp tâm thu không vượt quá 130mmHg và Huyết áp tâm trương không cao quá 85mmHg. Khi chỉ số huyết áp đo được <120/80 mmHg có nghĩa là huyết áp cơ thể đang đạt mức tối ưu đạt chuẩn nhất.
Tuy nhiên cần lưu ý khi đo huyết áp không đạt chuẩn các chỉ số, có thể tình trạng huyết áp vượt quá hoặc thấp hơn các chỉ số cho phép thì khả năng cao bạn bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Tuy nhiên dù bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp đều có các nguy cơ gây biến chứng các bệnh nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, suy tim…
3. Thế nào là huyết áp cao?
Huyết áp cao là tình trạng tim co bóp đẩy máu đến các mô với vận tốc mạnh gây áp lực quá lớn lên thành động mạch. Về lâu dài tình trạng huyết áp cao không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Huyết áp cao cho chỉ số đo huyết áp:
- Huyết áp tâm thu ≥140mmHg.
- Huyết áp tâm trương ≥90mmHg.
Đối với người lớn tuổi sẽ hiển thị các chỉ số huyết áp độc lập hơn, chỉ số Huyết áp tâm thu có thể lớn hơn ≥140mmHg nhưng chỉ số Huyết áp tâm trương có thể vẫn > 90mmHg.
Có 2 cấp độ cao huyết áp:
- Tăng huyết áp cấp độ 1: chỉ số huyết áp ≥140/90 mmHg.
- Tăng huyết áp cấp độ 2: chỉ số huyết áp ≥160/100 mmHg.
4. Các dấu hiệu của bệnh huyết áp cao
Cao huyết áp rất nguy hiểm. Nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiển trong thời gian ngắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Triệu chứng cụ thể của bệnh cao huyết áp:
- Đau đầu: Những người bệnh cao huyết áp thường bị đau đầu ê ẩm kéo dài. Triệu chứng này phổ biến nhất của bệnh cao huyết áp.
- Hồi hộp: Những người cao huyết áp thường bị thiếu oxy trong máu, khi đó tim sẽ đập nhanh hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt. Dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, gây cảm giác hồi hộp.
- Chóng mặt, hoa mắt: Khi huyết áp tăng cao đột ngột người bệnh thường hoa mắt, chóng váng mất thăng bằng.
- Song thị (nhìn đôi): Khi bị huyết áp tăng cao người bệnh sẽ hoa mắt kèm theo đó là nhìn mọi vật bị mờ đi, nhìn 1 vật thành 2 vật.
- Buồn nôn, ói mửa: Tùy cấp độ huyết áp cao cấp 1 hay cấp 2 sẽ có biểu hiện buồn nôn, ói mửa khác nhau.
Tuy nhiên, bệnh cao huyết áp cũng có thể không có biểu hiện rõ ràng về các triệu chứng, chỉ đến khi đi khám mới phát hiện được. Vì vậy, mọi người cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh cao huyết áp. Tránh trường hợp phát hiện muộn, khi đó người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và khó hồi phục như: tai biến, đột quỵ, suy tim thậm chí là tử vọng.
5. Khi huyết áp tăng đột ngột cần làm gì?
Người cao huyết áp hay bị tăng huyết áp đột ngột. Mọi người cần biết cách xử lý để giảm thiểu các nguy cơ nguy hiểm xảy ra.
- Đầu tiên, nên đặt người bệnh ngồi hoặc nằm nghỉ nơi thoáng mát, yên tĩnh. Có thể cởi bớt khẩu trang, áo khoác, mũ nói, quần, giày…để người bệnh được thoải mái hơn.
- Nếu chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg thì có thể tiếp tục theo dõi người bệnh tại nhà. Người bệnh vẫn duy trì thuốc để ổn định huyết áp. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để thăm khám.
- Nếu trong trường hợp huyết áp tâm thu trên 160mmHg, cần cho người bệnh sử dụng thuốc hạ huyết áp ngay. Nếu không có thuốc hạ huyết áp và kèm theo các triệu chứng bất thường cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện ngay.
- Vì nếu trong trường hợp huyết áp tăng cao và có các biểu hiện khó thở, tức ngực, buồn nôn, mắt lờ đờ, mê man…mà không đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thì người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ…
Trên đây là những chia sẻ của Softvn về chủ đề huyết áp ổn định là bao nhiêu, thế nào là huyết áp cao và cách nhận biết huyết áp cao. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thêm nhiều thông tin bổ ích cho cả nhà.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm: