Hệ thống khí nén trong công nghiệp là gì ? Cấu tạo và ưu điểm nhược điểm ra sao? Hôm nay hãy cùng Softvn.top tìm hiểu ngay nhé!
Khí nén và hệ thống khí nén công nghiệp hiện nay đang là một dạng năng lượng được chúng ta nghiên cứu rộng và ứng dụng sâu.
Để dần thay thế cho các loại năng lượng khác đang có nhiều nguy cơ cạn kiệt dần theo thời gian như: gas, xăng, dầu mỏ, khí đốt…
Với những loại tài nguyên hữu hạn đó, thì nguồn năng lượng khí nén nổi bật hơn với nhiều ưu điểm: hoàn toàn xanh – sạch, tính chất thân thiện với nguồn trữ lượng vô cùng khổng lồ mà chúng khai thác không bao giờ cạn kiệt.
Để tạo ra nguồn năng lượng khí nén sử dụng, chúng ta có thể dùng nguồn không khí trong tự nhiên hoặc tạo ra không khí bằng một số phương pháp hóa học.
Sau đó được nén ở mức áp suất cao tầm 3000 psi – 3600 psi, từ đó nguồn năng lượng khí nén được hình thành.
Hệ thống khí nén là gì?
Hệ thống hiện nay đã không còn quá xa lạ với chúng ta, nhất là khoảng từ đầu thế kỷ thứ 21, rất nhiều nhà máy, công xưởng sản xuất đã bắt đầu ứng dụng khí nén vào hoạt động.
Khí nén đã đem lại nhiều lợi ích rất lớn, ngoài ra nó còn mang đến sự thuận tiện cho con người.
Hệ thống khí nén chính là một hệ thống tập hợp nhiều thiết bị có nhiệm vụ lưu trữ năng lượng dạng khí và được nén lại với áp suất cao, nhằm mục đích phục vụ cho những nhu cầu sản xuất, hoạt động đời sống.
Hệ thống khí nén này có thể tạo ra năng lượng từ nguồn khí thiên nhiên, tích trữ chúng để có thể sử dụng chúng ngay khi cần thiết.
Hệ thống khí nén sẽ có nhiều thiết bị hoạt động theo những quy trình hệ thống nhất định.
Các hệ thống có mục đích công việc khác nhau sẽ có những thiết bị và cấu trúc sơ đồ khác nhau.
Ứng dụng của hệ thống khí nén trong công nghiệp
Trong quá trình sản xuất hiện nay, ứng dụng của hệ thống khí nén là vô cùng lớn, chỉ sếp sau năng lượng điện và nước.
Dưới đây Softvn xin liệt kê ra một số ứng dụng của khí nén vào công nghiệp ngày nay
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong khai thác, khai khoáng:
Với ngành khai thác khoáng sản, khí nén là nguồn cung cấp không khí cực kì quan trọng ở những độ sâu khác nhau dưới lòng đất để công nhân sử dụng và khai thác.
Một số hầm lò do tính chất đặc trưng không thể sử dụng được điện để tránh cháy nổ xảy ra, thì nguồn năng lượng khí nén là 1 dạng năng lượng thay thế tuyệt vời.
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong chế tạo cơ khí
Hiện nay những ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc đang đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước ta.
Việt Nam đang định hướng đến nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất cả các ngành công nghiệp và do đó khí nén luôn đóng vai trò then chốt.
Hệ thống khí nén được sử dụng cho hoạt động chế tạo máy móc, sửa chữa và các dịch vụ khác của ngành cơ khí chế tạo.
Nó được ứng dụng nhiều cho các hệ thống sản xuất tự động nhờ vào tính nhanh chóng, chính xác của nó.
Ngoài thực tế chúng ta thường thấy những con robot sử dụng khí nén để hoạt động và thao tác trong các ngành chế tạo ô tô, xe máy, các máy móc công cụ hoặc hệ thống khí nén có thể dùng trong hệ thống phanh của ô tô tải, ô tô khách cỡ lớn…
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong ngành thực phẩm
Vì ưu điểm của khí nén là một dạng năng lượng sạch nên nó cũng được sử dụng nhiều vào ngành công nghiệp thực phẩm trong các dây chuyền khép kín tự động có dùng hệ thống khí nén để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đạt chuẩn.
Ngoài ra khí nén còn được dùng để làm sạch hoặc thổi chai lọ, làm nguội thực phẩm nhanh ở những dây chuyền sản xuất cụ thể.
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong ngành xây dựng
Ngoài nguồn điện thì năng lượng khí nén cũng đóng vai trò rất quan trọng trong ngành xây dựng.
Khí nén có thể thay thế hoàn toàn cho sức người, giúp làm giảm đi nhân công làm việc, từ đó có thể tăng hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần.
Giúp doanh thu doanh nghiệp tăng lên đồng thời giúp cho khoản chi phí đầu tư ban đầu tương đối rẻ hơn.
Có thể liệt kê đến như việc sử dụng khí nén để cấp khí cho xây dựng các khu dưới hầm, phía dưới lòng đất.
Sử dụng khí nén cho những thiết bị cầm tay như máy đục bê tông, máy khoan, máy bắn vít…
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong ngành Y tế
Chúng ta thường thấy sự ứng dụng hệ thống khí nén ở trong các bệnh viện như là khí oxy được nén ở các bình đựng oxy cho bệnh nhân.
Sử dụng cho các máy làm sạch, thổi các hạt bụi, dùng cho các máy mài, các máy hút ở các phòng khám răng…
Ngoài ra khí nén còn ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất các thiết bị y tế, trong các dây chuyền sản xuất và đóng gói, quá trình làm sạch…
Ứng dụng của hệ thống khí nén công nghiệp trong ngành vui chơi, giải trí
Ngành vui chơi giải trí này cũng ứng dụng nguồn năng lượng khí nén này rất nhiều.
Có thể kể đến như là dùng để bơm hơi các bóng bay cỡ lớn, sử dụng để bơm các khinh khí cầu, thuyền hơi và thuyền cao su…
Hoặc có thể dùng để làm hệ thống phanh thắng cho các đoàn tàu lượn, tàu đu quay…
Cấu tạo hệ thống khí nén
Máy nén khí
Máy nén khí là bộ phận đầu tiên trong hệ thống khí nén mà Softvn muốn giới thiệu đến với các bạn đọc.
Máy nén đóng vai trò như là nguồn cấp, vì máy nén có chức năng sản sinh ra khí nén để cung cấp đến hệ thống làm việc.
Đây được xem là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống máy nén khí.
Hiện tại trên thị trường hiện đang có những loại máy nén như sau: Máy nén khí trục vít, máy nén khí ly tâm, máy nén khí piston…
Đường dẫn khí
Đường ống dẫn khí nén có chức năng chính là chứa khí và dẫn truyền dòng khí nén từ nguồn ( máy nén khí) để đưa đến các thiết bị sử dụng một cách nhanh chóng.
Đường dẫn khí được xem là cầu nối giữa bình tích áp, máy nén, bồn chứa khí với xi lanh, van…
Đường ống dẫn khí được chia thành 2 loại sau:
- Ống dẫn khí cứng: Là các ống được làm từ vật liệu kim loại như sắt, nhôm, đồng…
- Ống dẫn khí mềm: Là các ống được làm từ chất liệu PU, PA, PE…
Ngoài ra để kết nối các ống dẫn khí với các thiết bị khác phải cần đến các ống co nối bằng nhựa hoặc đồng, với nhiều kích thước, màu sắc, có ren hoặc không có ren…
Bình tích khí nén
Bình tích áp suất hay còn gọi là bình tích khí nén đều là tên gọi chung để chỉ thiết bị sử dụng tích trữ lượng khí mà máy nén đã tạo ra.
Thông thường, trong cấu tạo của bình tích áp sẽ có một lọc tách xả nước.
Chức năng của nó là tách nước có trong khí nén trước khi cung cấp khí cho các thiết bị.
Bộ phận tách nước
Tại bình tích áp, không khí đã được tách lọc phần nước, tuy nhiên vẫn chưa hết, có thể do lượng nước quá nhiều.
Nên cần đến bộ phận tách lọc nước để tách hoàn toàn nước ra khỏi khí nén và được xả ra bên ngoài thông qua các van tự động.
Bộ phận lọc khí nén
Khí nén sau khi đã được tách nước hoàn toàn, tuy nhiên vẫn chưa lọc đi các tạp chất, cát bụi…
Nên vì vậy mà có bộ phận lọc khí nén đảm nhận công việc lọc tạp chất này.
Bộ lọc khí nén sẽ lọc đi các thành phần như là: cát bụi, nước sợ giấy, vụn kim loại, vụn ni lông…giúp cho chất lượng khí đưa vào sử dụng là tốt nhất và đảm bảo an toàn cho hệ thống sản xuất.
Nhất là đối với những dây chuyền sản xuất của ngành thực phẩm, nước uống, mỹ phẩm, dược phẩm..
Bộ lọc khí được chia thành nhiều loại khác nhau:
- Lọc nước, lọc nước có chỉnh áp
- Bộ lọc đôi: Lọc nước có chỉnh áp, bình dầu.
- Bộ lọc ba: Bình dầu, chỉnh áp, lọc nước
- Lọc đơn
Khí nén sau khi được lọc sạch thì sẽ được điều chỉnh áp suất thông qua chỉnh áp.
Khi áp suất được hiển thị trên đồng hồ ổn định sẽ tiếp tục đi sang bình dầu để được phun dầu dạng sương.
Khí mang đầu đi đến các thiết bị vừa làm hạ nhiệt vừa bôi trơn các chi tiết máy.
Các thiết bị khí nén khác
- Xi lanh: xi lanh đóng vai trò là các thiết bị chấp hành trong hệ thống khí nén, dùng để chuyển năng lượng của khí nén thành động năng, làm các nhiệm vụ cần nhiều lực như: Nâng, ép, nén, kéo…
- Van: Các van khí sẽ đảm nhiệm như các cánh cửa để luồng khí nén đi qua trong hệ thống. Chúng sẽ đóng mở để đảm nhiệm các chức năng cung cấp, phân chia, điều chỉnh lượng khí nén đi qua nhằm đáp ứng yêu cầu làm việc của các cơ cấu chấp hành.
- Các phụ kiện khác: Để kết nối và hỗ trợ các thiết bị hoạt động ổn định, thì hệ thống khí nén cần có thêm các phụ kiện. Đó là các thiết vị chia hơi ngang, chia hơi tròn, giảm thanh, ốc bít, đế van, mắt trâu, đầu lắc, đầu Y, đồng hồ đo áp suất, timer…
Nếu bạn đang cần mua các thiết bị dùng trong hệ thống khí nén, bạn có thể tham khảo tại:
Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp và Dịch Vụ Việt Á
Số 19 – Ngõ 22 – Phố Tân Thụy, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội
Đường 17, Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0988 947 064
Email: maynenkhivieta@gmail.com
Website: https://thietbivieta.com/
Các dạng chuyền động trong khí nén
Trong các ngành công nghiệp sản xuất có sử dụng khí nén, chúng ta có thể ứng dụng cả chuyển động quay và chuyển động thẳng nhờ hệ thống khí nén và các cơ cấu cơ khí.
Chuyền động thẳng
Đây là kiểu truyền động mang tính ưu việt và nổi bật nhất của hệ thống khí nén.
Thế mạnh của nó đó là sự đơn giản, rất linh hoạt và dễ để điều khiển, sử dụng.
Chuyền động quay
Dạng chuyển động quay này có nhược điểm là có công suất không cao nhưng ưu điểm nó mang lại là tốc độ truyền động rất cao, gọn nhẹ, đơn giản và không cồng kềnh.
Một số sơ đồ lắp hệ thống khí nén
Hiện nay, có 4 kiểu sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén dưới đây:
Lắp đặt hệ thống khí nén theo loại máy sấy khí
Sơ đồ hệ thống máy nén khí theo loại máy sấy khí tác nhân lạnh:
Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy sấy khí > Bộ lọc nhân lạnh: Máy nén khí > Bình chứa khí > Máy sấy khí > Bộ lọc
Sơ đồ hệ thống theo loại máy sấy khí hấp thụ:
Máy nén khí > Bình chứa khí nén > Bộ lọc thô > Máy sấy khí hấp thụ > Lọc tinh
Lắp đặt hệ thống khí nén theo tiêu chuẩn
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén theo tiêu chuẩn thông thường
Với cách lắp đặt theo tiêu chuẩn thông thường thì tỉ lệ chất lượng khí nén đạt được thường sẽ không cao.
Đặc điểm của kiểu lắm này là : Nhiệt độ điểm sương từ mức 3 độC – 10độC, độ khô chỉ ở mức tương đối.
Trong dây chuyền sản xuất của các nhà máy dệt sợi, lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc công nghiệp, chế biến gỗ, hệ thống khí nén thường được lắp theo kiểu thông thường này.
Thứ tự: Máy nén khí, bình chứa khí, lọc sơ cấp, máy sấy khô khí, lọc tinh cuối cùng.
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén theo tiêu chuẩn khí sạch
Các hệ thống khí nén được lắp theo kiểu này thường thấy trong các nhà máy sản xuất bia, sản xuất nước giải khát, chế biến thực phẩm, bơ sữa, sản xuất chai hũ nhựa, khí đốt, hóa học, thuốc lá, sản xuất hóa chất.
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén theo tiêu chuẩn DIN ISO 8573 CLASS 1
Máy nén khí > Bình chứa khí nén> Máy chuyển đổi OFS > Máy sấy khô ngưng tụ
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén theo tiêu chuẩn thổi chai PET
Hệ thống khí nén được lắp đặt theo tiêu chuẩn thổi chai Pet gồm có : máy nén khí, bình chứa khí, bộ lọc thô, máy sấy khí khô ngưng tụ, bộ lọc tinh, máy tăng áp, bộ lọc tinh lần 3.
Điểm giống nhau thường thấy của cả 4 sơ đồ trên đó là: máy nén khí luôn được lắp đặt ở vị trí đầu tiên và bình chứa khí (bình tích áp) được lắp ở phía sau.
Bình chứa khí luôn có thiết kế với thể tích lớn, điều này sẽ giúp áp suất của khí nén luôn được duy trì ổn định và nhiệt độ của luồng khí nén trước khi đi vào máy sấy đã được làm hạ nhiệt thích hợp.
Từ đó, sẽ giúp cho máy nén khí, máy sấy khí có độ bền, tăng tuổi thọ.
Ưu và nhược điểm của hệ thống khí nén
Ưu điểm
Hệ thống khí nén có rất nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Trong suốt quá trình sử dụng hệ thống khí nén không gây hại tới môi trường và con người xung quanh. Khí nén đang được đánh giá là nguồn tài nguyên mới, xanh và thân thiện với con người.
- Việc vận chuyển và truyền tải khí nén phân phối đi xa thông qua hệ thống ống dẫn khí luôn được an toàn, ít bị rò rỉ, tổn thất và hạn chế được hao mòn.
- Tốc độ truyền động rất cao nên hệ thống khí nén có khà năng đáp ứng nhanh với nhiều công việc khác nhau với độ chính xác tốt, nhanh chóng và hiệu quả tức thì.
- Bình tích áp có vai trò là nơi chứa khí. Trong quá trình hoạt động, nếu máy nén xảy ra trục trặc thì lượng khí nén được chứa trong bình tích áp sẽ đóng vai trò như nguồn cung dự trữ, giúp cho hệ thống có thể làm việc ổn định, tránh sự gián đoạn khi gặp sự cố ở máy nén khí có thể ảnh hưởng đến năng suất.
- Hệ thống khí nén không gây ra những nguy cơ hiểm họa về hỏa hoạn cũng như cháy nổ do chỉ làm việc ở mức áp suất thấp vừa phải và trung bình, nhiệt độ không quá cao.
Chi phí để xây dựng được một hệ thống khí nén cơ bản hoàn toàn có thể tính toán để phù hợp với khoảng ngân sách của bạn.
Nhược điểm
Một nhược điểm lớn nhất của hệ thống khí nén đó chính là: Sau khi kết thúc một chu trình làm việc, lượng khí nén thoát ra ngoài hoàn toàn mang theo tiếng rít ồn rất lớn, đây là đặc điểm khó khắc phục của khí nén.
Hệ thống khí nén chỉ phù hợp với những hệ thống sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, công suất làm việc trung bình.
Nên nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng nên có tính toán cẩn thận về công suất hoạt động để lựa chọn cẩn thận trước khi quyết định, có thể tham khảo lời khuyên từ những chuyên gia trong ngành nhé!
Xem thêm [HỎI] Ký Hiệu Cường Độ Dòng Điện Là Gì💝
Cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống máy nén khí?
Đối với sơ đồ hệ thống máy sấy khí tác nhân lạnh:
Nên chọn dùng máy nén khí không dầu.
Phải tính toán và sử dụng bình chứa khí nén phù hợp tương ứng với công suất hoạt động của máy nén khí.
Trước khi lắp đặt máy sấy khí hấp thụ, thì hãy chắc chắn rằng đã lắp bình chứa khí trước.
Để tránh trường hợp máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do yếu tố nước và độ ẩm, thì hãy lắp một bộ lọc thô trước máy sấy khí.
Sau khi đã làm khô cần lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ, chúng ta nên lắp bộ lọc tinh ngay sau máy sấy khí này.
Để có thể lắp đặt hệ thống máy nén khí chuẩn chỉnh, chúng ta cần phải tính toán kỹ trước khối lượng công việc cần làm, những thiết bị cần lắp đặt cùng với mức độ cung cấp khí nén đủ khả năng phục vụ nhu cầu sản xuất thực tế của bạn.
Nếu chưa thể tự thực hiện tất cả các công việc này, bạn nên liên hệ những công ty chuyên lắp đặt các hệ thống khí nén để được tư vấn cụ thể, lên thiết kế và tiến hành lắp đặt hệ thống khí nén một cách an toàn, vận hành hiệu quả.
Lắp đặt máy nén không khí
Lựa chọn nơi lắp đặt khô ráo, thông thoáng có nền nhà vững chắc để đặt cố định máy.
Chỗ đặt máy nén khí lý tưởng nhất là nơi cách xa khu vực sản xuất.
Kinh nghiệm chọn máy nén khí phù hợp:
- Về lưu lượng: Máy nén khí nên có lưu lượng hoạt động lớn hơn khoảng 20 đến 25% lưu lượng thực tế mà các thiết bị trong hệ thống sản xuất của bạn cần sử dụng.
- Về công suất máy: Công suất của máy bơm khí nén phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho hệ thống dây chuyền sản xuất.
- Về áp suất làm việc: Mức áp suất làm việc thường là trong dải 7 đến 10 bar. Tuy nhiên, có những hệ thống khí nén yêu cầu mức áp suất cao thì khi đó buộc chúng ta phải sử dụng loại máy bơm khí nén loại cao áp để đáp ứng được yêu cầu sử dụng của thiết bị.
Lắp đặt bình chứa khí trong hệ thống máy nén
Trong hệ thống máy nén khí, bình chứa khí là thiết bị có đến 3 cách lắp đặt khác nhau:
- Lắp bình chứa khí ở trước máy sấy khí và ngay sau máy nén khí: Với cách lắp này sẽ giúp máy sấy khí hoạt động được ổn định hơn.
- Lắp bình chứa khí ở phía sau máy sấy và các thiết bị lọc khí: Cách lắp đặt kiểu này sẽ giúp cho khí nén sau khi đi qua máy sấy sẽ có được một không gian vừa đủ rộng để có thể tách tiếp phần ẩm còn sót lại và sẽ xả ra ngoài môi trường.
- Bình chứa khí được lắp đặt phía sau bộ lọc khí: Ưu điểm của cách lắp đặt này là nếu trường hợp lượng khí tiêu thụ bị vượt quá công suất máy nhưng lại có dung tích bình chứa phù hợp thì bình chứa sẽ có chức năng là bộ đệm, chúng ta không cần xả ngưng trong bình chứa khí.
Lắp đặt máy sấy khí cho hệ thống khí nén
Hiện nay có 2 loại máy sấy khí thông dụng được sử dụng đó là máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí hấp thụ.
Máy sấy khí hấp thụ sẽ giúp đảm bảo được độ khô của không khí nhưng lại ít được lắp đặt vì do giá thành cao.
Máy sấy khí tác nhân lạnh rất thích hợp với môi trường không có yêu cầu quá cao về độ khô của khí nén và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi giá thành khá rẻ nếu so với mấy sấy khí hấp thụ.
Để tiến hành lắp đặt máy sấy khí, chúng ta chỉ cần kết nối chính xác ống dẫn khí từ phía đầu xả của bộ lọc đến đầu hút vào của máy sấy.
Lắp hệ thống lọc khí
Cuối cùng, một yếu tố không thể bỏ qua chính là hệ thống lọc khí.
Lắp đặt hệ thống này bằng cách kết nối một đường ống từ đầu xả của thiết bị nén khí đến một bộ lọc đường ống. Và hiện nay có 4 kiểu bộ lọc đường ống:
- 1 lọc sơ cấp: 1 lọc có kích thước 5mm.
- 2 lọc gồm: 1 lọc thô và 1 lọc tinh.
- 3 lọc gồm: 1 lọc sơ cấp, 1 lọc thô và 1 lọc tinh.
- 4 lọc gồm: 1 lọc sơ cấp, 1 lọc tinh, 1 lọc thô và 1 lọc khử mùi bằng than hoạt tính.
Lưu ý về môi trường lắp đặt
Việc lắp đặt hệ thống nên được thực hiện ở trong một phòng có mái che, diện tích cần rộng rãi, có đầy đủ ánh sáng để đảm bảo rằng sẽ dễ dàng việc quan sát và việc theo dõi, vận hành và sửa chữa bảo dưỡng được dễ dàng.
Các thiết bị nên được lắp đặt cách tường khoảng 1m – 1,5 mét.
Trong phòng khí nén không được có những chất dễ gây ra cháy nổ.
Cần đảm bảo khô thoáng và sạch sẽ ở cả môi trường bên trong và bên ngoài khu vực đặt hệ thống khí nén.
Ngoài ra, nếu chất lượng khí nén chưa đạt chuẩn yêu cầu thì cần lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí.
Nên đặt máy nén khí trên giá đỡ và không đặt trực tiếp xuống sàn.
Khi lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp cần yêu cầu gì?
Cần thiết kế riêng 1 nguồn điện cung cấp cho hệ thống khí nén, phòng tránh những trường hợp hệ thống điện bị quá tải.
Dây điện sử dụng cho hệ thống khí nén phải là loại dây điện đạt chuẩn để đảm bảo không xảy ra chập cháy ảnh hưởng đến qua trình sản xuất.
Nên lắp đặt thêm tủ nguồn CB và cầu chì bảo vệ và đồng thời phải nối các bộ phận vào dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.
Tỷ lệ giữa nguồn ra và motor phải đạt giống nhau. Đảm bảo khu vực đường dây điện cần phải thông thoáng và được bảo vệ để tránh rò rỉ, giật điện.
Vận hành hệ thống khí nén công nghiệp sao cho an toàn
Nhân viên kỹ thuật phụ trách vận hành hệ thống máy nén phải đạt các chứng nhận nghề hoặc được đào tạo tại các lớp kỹ thuật, có kinh nghiệm vận hành và xử lý các sự cố…
Đặc biệt, cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng ở sách hướng dẫn hoặc catalogue đi kèm với máy khi thực hiện cài đặt và vận hành.
Chỉ được vận hành máy đúng mức áp suất được cho phép ghi trên máy.
Khi cần kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa hay bảo dưỡng phải tắt nguồn điện và xả hết khí ra.
Cần lập bảng theo dõi hoạt động của máy theo từng ngày để có lịch bảo trì và phát hiện sự cố để khắc phục nhanh.
Không chạm tay hay dùng dụng cụ chạm vào những bộ phận thiết bị đang hoạt động của máy.
Không được tự ý thay đổi cấu trúc/cấu tạo và thứ tự lắp đặt của thiết bị khí nén.
Trên đây là các thông tin về hệ thống khí nén công nghiệp, cấu tạo, ưu nhược điểm cùng với các lưu ý khi lắp đạt và vận hành hệ thống khí nén.
Mong rằng bài viết này của Softvn sẽ có ích cho các bạn!
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: