Trong bài viết dưới đây bạn đọc hãy cùng Softvn tìm hiểu về cách làm dốc cho xe máy vào nhà nhé!
Điều cần biết khi Làm Dốc Cho Xe Máy Vào Nhà
Vật liệu để Làm Dốc Cho Xe Máy Vào Nhà
- Làm dốc cho xe máy vào nhà bằng gạch + vữa hoặc dốc bê tông
Thường được xây dựng bởi thợ nề khi hoàn thiện công trình xây mới hoặc khi có cải tạo lớn. Vị trí của cầu thường là chính giữa bậc tam cấp và có bề rộng mặt cầu từ 20 đến 80 cm, tuỳ vào độ rộng của mặt tiền và ý muốn của gia chủ.
Cốt bên trong của loại cầu này thường là gạch xây vữa hoặc đổ bê tông. Bề mặt có thể là vữa trát phẳng có cắt khe, rãnh hoặc ốp đá, gạch men và cũng được tạo rãnh hoặc bề mặt gồ ghề để chống trượt khi dắt xe lên.
Chi phí để làm loại cầu này chủ yếu phụ thuộc vào kích thước của dốc và vật liệu hoàn thiện bề mặt. Chi phí có thể giao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng trên một công trình.
Ưu điểm:
- Kết cấu vững chắc;
- Độ bền cao;
- Không sợ mất trộm;
- Kích thước linh hoạt tuỳ theo mong muốn gia chủ;
- Có tính thẩm mỹ nếu được thiết kế hài hoà với tổng thể công trình.
Nhược điểm:
- Độ dốc thường không đảm bảo an toàn, do được thi công bằng kinh nghiệm của thợ nề và không đạt tiêu chuẩn;
- Có thể bị trơn trượt khi trời mưa ướt nếu thiết kế và thi công không đạt tiêu chuẩn;
- Thiếu tính linh hoạt do đã được xây cố định tại một vị trí;
- Tính thẩm mỹ kém nếu được thiết kế và thi công không hài hoà với tổng thể công trình;
- Thời gian thi công thường khá lâu, từ 1 đến 3 ngày;
- Cản lối bước chân nếu có kích thước quá to trong khi mặt tiền nhà lại nhỏ;
- Thường phải lấn ra vỉa hè và phần diện tích công cộng, có nguy cơ bị đập bỏ bởi cơ quan quản lý.
- Cầu sắt hàn thủ công
Thường được gia công bởi thợ cơ khí theo yêu cầu của gia chủ. Kết cấu phổ biến của loại cầu này gồm 2 phần. Phần mặt cầu được cấu tạo bởi một bộ khung hình chữ nhật và các nan đan theo chiều ngang với khoảng cách từ 5 đến 10 cm.
Phần chân chống xuống đất với chiều cao bằng độ cao nền nhà, giúp đưa đỉnh cầu bằng với mặt nền nhà.
Vật liệu chủ yếu là thép hình (V, hộp vuông) hoặc thép đặc vuông (1 cm x 1 cm) và được hàn lại với nhau.
Ưu điểm:
- Kết cấu khá chắc chắn nếu được gia công bằng vật liệu đạt tiêu chuẩn về độ dày;
- Độ bền cao nếu được gia công bằng vật liệu đủ dày;
- Có thể thiết kế riêng theo yêu cầu của từng công trình và/hoặc mong muốn của gia chủ;
- Với những cầu có kích thước nhỏ thì có thể cất đi khi không sử dụng để tránh vướng víu lối đi vào nhà và diện tích công cộng ;
- Có thể thu gọn 1 phần hoặc toàn bộ khi sử dụng phương án gấp lên hoặc đút âm vào nền nhà nếu được thiết kế kỹ và thuê thợ gia công lắp đặt tận công trình;
Nhược điểm:
- Tính an toàn kém, chiều dài cầu thường bị hụt do chỉ được tính toán dựa trên kinh nghiệm của bên gia công hoặc áng chừng của gia chủ;
- Bề mặt trơn trượt, đặc biệt khi trời mưa ướt;
- Thường to nặng và cồng kềnh vì phải làm bằng vật liệu dày và cần có chân đế. Vì vậy việc sử dụng hàng ngày rất vất vả, đặc biệt là với phụ nữ và người lớn tuổi;
- Bị cong vênh khi sử dụng vật liệu mỏng và đan thưa;
- Bị rỉ sét sau một thời gian sử dụng, ngay cả khi dùng thép hộp mạ kẽm hoặc inox, rỉ sét cũng sẽ xuất hiện ở các mối hàn;
- Khi để trong nhà thường chiếm một diện tích khá lớn và không ngăn nắp do không thể gấp gọn;
- Nguy cơ bị mất trộm cao.
Hướng dẫn làm dốc cho xe ô tô vào nhà theo đúng tiêu chuẩn
Với kinh nghiệm nhiều năm sử dụng xe ô tô thì việc làm dốc để xe ô tô có thể di chuyên vào nhà một cách dễ dàng.
Nếu nhà bạn trong khu có diện tích lớn, đường vào gara xe bằng phẳng thì việc này không quá khó.
Ngược lại, nếu bạn cần tối ưu diện tích và gara để xe nằm dưới tầng hầm thì cách tính toán đường dốc cho xe lên xuống là vô cùng cần thiết.
Vừa để xe di chuyển dễ dàng không bị va chạm, vừa tối ưu được diện tích và chi phí.
Việc bạn thiết kế độ dốc lên xuống cho xe ô tô theo sẽ xảy ra một số những vấn đề sau:
- Khi lên dốc xe rất dễ đụng vào gầm xe
- Đụng đầu mũi xe với mặt đường khi xuống dốc
- Gầm xe va chạm với đỉnh dốc khi đang ở giữa dốc
Vì thế bạn cần biết cách tính toán đường dốc cho xe lên xuống chính xác và phù hợp. Tránh trường hợp sau khi xây xong thì phải phá bỏ sẽ lãng phí nhiều nguồn tài nguyên.
Do đó, bạn có thể tham khảo cách tính đường dốc cho xe đi lên xuống với nội dung dưới đây.
Những điều cần lưu ý khi làm cầu để cho ô tô vào nhà
- Độ dốc lên xuống cho xe ô tô
Độ dốc cần thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng với độ dốc xuống hầm gara không được dốc quá 15-20% so với chiều sâu của hầm
Ví dụ: Nếu hầm sâu 1m thì chiều dài dốc hầm phải lớn hơn hoặc bằng 5m. Chiều cao tính tự mép của tầng hầm vuông góc với mặt đường dốc để đảm bảo xe ô tô gầm thấp dễ bị chạm gầm khi lên xuống.
- Chống trơn trượt
Việc làm cầu để cho ô tô vào nhà cần đảm bảo độ an toàn, chống trơn trượt. Để giải quyết vấn đề này người ta sẽ thiết kế các rãnh xẻ chống trơn cùng với vật liệu hoàn thiện bề mặt. Thêm vào đó, ở đầu và cuối dốc phải cắt nước để nước không thấm được xuống hầm.
- Đảm bảo an toàn cho xe lẫn người
Nếu bạn đang sinh sống ở trong những khu nhà phố có khoảng cách rất gần đường thì cần thiết kế dốc lên xuống cho xe ô tô không nên quá gần so với đường giao thông.
Nguyên nhân là vì khi đi từ dốc lên, nếu gặp đường giao thông đột ngột sẽ rất dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là thông tin về Làm Dốc Cho Xe Máy Vào Nhà được Softvn tổng hợp.
Mong rằng sau khi theo dõi, bạn đã có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích để làm gara cho ô tô tại nhà.