Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em do nguyên nhân chính là nhiễm virus đường hô hấp như virus gây bệnh rubella, virus sởi… Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt, người bệnh có có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa sốt phát ban mà softvn.top gửi đến bạn dưới đây.
8 MẸO DÂN GIAN CHỮA SỐT PHÁT BAN HIỆU QUẢ NHẤT
1/ DÙNG LÁ BẠC HÀ
Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần
2/ DÙNG CAM THẢO
Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Sốt phát ban là căn bệnh lành tính không để lại di chứng, tuy nhiên nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc…
Vì sốt phát ban có thể lây sang người khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban, do đó phòng bệnh bằng cách ly hiệu quả không cao. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng. Khi mắc bệnh không nên kiêng gió, kiêng nước…
3/ DÙNG Lá kinh giới
Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp tốt. Không chỉ vậy, các thành phần của lá còn có khả năng giảm các triệu sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.
- Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
- Trộn phần nước cốt thu được với 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
- Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
- Không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây kích ứng da cho bé.
4/ DÙNG Lá khế
Theo các thầy thuốc Ả Rập, lá khế có thể chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng. Bên cạnh đó, y học cổ truyền Việt Nam cũng chỉ ra rằng, lá khế vị chát, tính lạnh có tác dụng lợi tiểu tiện, tán nhiệt độc. Có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng lở ngứa, ban đỏ, ung nhọt do huyết nhiệt tốt.
Cách thực hiện:
- Lấy 200g lá khế tươi vò nát, nấu cùng 2 lít nước.
- Để nguội thấy độ ấm vừa đủ để sử dụng thấy lấy tắm cho trẻ hoặc người bị sốt phát ban.
5/ DÙNG Lá ngải cứu
Lá ngải cứu không chỉ có tác dụng tốt trong việc điều trị các chứng ngứa do phát ban, mề đay, mẩn ngứa, hăm mà còn làm dịu vết thương và giảm viêm hiệu quả. Sử dụng lá ngải cứu để tắm có thể giúp cơ thể ấm áp hơn và phòng tránh được các bệnh cảm cúm trong mùa lạnh.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước.
- Đun với lửa nhỏ từ 15 – 20 phút, thấy sôi thì chắt nước lá ra ngoài, pha cùng ít nước lạnh để tắm.
- Kiên trì áp dụng 1 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.
6/ DÙNG Lá trà xanh
Trà xanh hay chè, có tên khoa học là Camellia sinensis, có tác dụng giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sốt phát ban. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa gọi là catechin, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ vậy, nó còn chứa chất chống oxy hóa và các vitamin B giúp vết thương nhanh lành, làm mềm da và loại bỏ các độc tố bám trên da.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch bằng muối hoặc dung dịch rửa rau rồi vò nát, hãm với nước sôi như pha trà để uống.
- Dùng nước này pha loãng với nước, thì nhiệt độ thích hợp thì lấy tắm.
- Sử dụng 3 lần/tuần sẽ thấy các mẩn ngứa đỏ dần biết mất.
- Không dùng chè khô thay thế cho lá chè tươi. Lá chè có tính sát khuẩn cao trong khi đó da trẻ lại rất mẫn cảm, vì vậy nên pha loãng có thể thêm ít muối theo tỷ lệ 10:1 để tăng hiệu quả.
7/ DÙNG Lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc. Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả. Các nhà khoa học cũng xác định, trong tinh dầu của lá trầu không có chứa nhiều polyphenol có khả năng ức chế vi khuẩn, giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ tế bào gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm khoảng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút.
- Dùng nước này tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi các ban đỏ có dấu hiệu lặn đi. Với người lớn có thể dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị ban để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
8/ DÙNG Lá khổ qua rừng
Khổ qua rừng là loại cây mọc dại ở nhiều nơi, các bộ phận của loại cây này đều có vị đắng gấp nhiều lần so với khổ qua thông thường. Trong thành phần của lá khổ qua rừng có chứa các hợp chất như momordicin, cucurbitacin có tác dụng hỗ trợ điều trị các ban đỏ nổi lên ở da bé sau sốt.
Cách thực hiện:
- Lấy cả lá lẫn thân khổ qua rừng rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút thì tắt bếp.
- Pha thêm một ít nước lạnh, thấy nhiệt độ vừa đủ thì dùng nước này tắm.
- Kiên trì thực hiện nhiều lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh sốt phát ban đáng kể.
Softvn vừa gửi đến bạn 8 mẹo dân gian chữa sốt phát ban cực kỳ dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Hy vọng qua bài viết này thì sẽ giúp ích được cho bạn.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: