Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở một bộ phận bên trong tai. Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa được biết đến như là loại thuốc đặc trị dùng để điều trị viêm tai giữa cho cả người lớn và trẻ em. Vậy bạn đã biết những loại thuoc nho tai viem tai giua nào đang được sử dụng trên lâm sàng hiện nay? Dước đây là tổng hợp các loại thuốc nhỏ tai được Softvn.top đã thống kê để gửi tới các bạn.
BỆNH VIÊM TAI GIỮA – tìm hiểu thuốc nhỏ tai viêm tai giữa
- Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một loại bệnh ở tai giữa, do xuất hiện tổn thương, viêm nhiễm trong tai giữa. Yếu tố gây ra là do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc do các yếu tố bên ngoài môi trường.
Gồm có 3 loại viêm tai giữa:
- Viêm tai giữa cấp: Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng xảy ra đột ngột, kèm theo đó là các triệu chứng ù tai, nhức tai. Ở trẻ em các cơn đau tai kéo dài kèm theo giật tai liên tục, làm trẻ chán ăn, ngủ kém và hay quấy khóc.
- Viêm tai giữa tiết dịch: Tai giữa xuất hiện dịch nhầy, dịch keo hoặc thanh dịch. Dịch xuất hiện nhiều nhưng không phải do nhiễm trùng, đã kéo dài trên 3 tháng. Chức năng nghe bị rối loạn, cảm giác đầy và nặng tai do dịch tích tụ nhiều.
- Viêm tai giữa sinh mủ mãn tính: Dịch tai đã tụ thành mủ và kéo dài trên 6 tuần liên tục. Dịch mủ màu vàng óng, keo. Viêm tai giữa sinh mủ mãn tính là do Viêm tai giữa cấp không điều trị triệt để biến tướng thành.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tai giữa là do cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở lứa tuổi chưa trưởng thành và do sự chưa phát triển hoàn thiện về hệ thống miễn dịch của chúng. Hoặc có thể là do môi trường bên ngoài tác động vào như: không khí bị ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm…
3. Các triệu chứng
Các triệu chứng của viêm tai giữa: Dịch chảy ra từ tai nhiều, màng nhĩ phồng lên bất thường hoặc không di động khi bơm khí vào tai.
Khi trẻ nhỏ bị viêm tai giữa cấp thường có biểu hiện bỏ bú, chán ăn, nôn, sốt cao hoặc có thể bị co giật. Trẻ lớn hơn thường có các hành động như lắc đầu liên tục, lấy tay dụi vào tai hoặc kêu đau tai. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo các triệu chứng đi ngoài lỏng nhiều lần.
Nếu sau 3 ngày mà bệnh không được điều trị thì sẽ tiến triển sang giai đoạn thủng màng tai, mủ bị vỡ và tự chảy ra bên ngoài. Hoặc tiếp tục không được điều trị nữa thì bệnh sẽ chuyển sang bệnh viêm tai mãn tính. Lúc này biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
CÁC LOẠI THUỐC NHỎ TAI VIÊM TAI GIỮA HIỆU QUẢ HIỆN NAY
Thuốc nhỏ tai viêm tai giữa là loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả và luôn được các Bác sỹ chuyên khoa tin dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng đối tượng và đúng chất lượng thuốc mới là yếu tố tiên quyết trong việc đạt hiệu quả tối ưu. Không nên sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng thuốc. Hãy đảm bảo rằng những loại thuốc quí vị đang sử dụng đã được sự cho phép của Bác sỹ chuyên khoa đang theo dõi, điều trị bệnh cho mình.
Dưới đây là 7 loại thuốc nhỏ tai viêm tai giữa mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Ciprodex
Ciprodex là một loại thuốc đặc trị bệnh viêm tai giữa và đã được sử dụng phổ biến trên cả trẻ nhỏ và người lớn. Trong thành phần chính của thuốc là kháng sinh.
Công dụng:
- Thuốc có chứa kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Kiểm soát tốt tình trạng đau nhức khó chịu, gây chảy mủ và các triệu chứng khác của bệnh viêm tai.
- Hạn chế tối đa các triệu chứng đau nhức tai, ù tai.
Tác dụng không mong muốn:
- Phát ban, ngứa
- Cảm giác khó chịu ở trong tai hoặc gây ngứa trên da.
Chống chỉ định:
- Không được dùng ở người bị bệnh tăng huyết áp, bị rối loạn cơ bắp.
- Không nên dùng khi đang sử dụng một số loại thuốc như: Aspirin, Duloxetine, Clozapine, Antacids, Didanosine…
2. Hydrocortison
Hydrocortison là thuốc kháng sinh, loại kháng sinh này có chứa steroid. Có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả và được chỉ định dùng cho mọi lứa tuổi.
Công dụng:
- Diệt được các vi khuẩn đã và đang xâm nhập vào giữa tai gây bệnh.
- Có tác dụng tốt trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ.
- Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập lên não.
Tác dụng không mong muốn:
Cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với Bác sỹ đang điều trị ngay nếu gặp các triệu chứng sau:
- Nổi mụn nhỏ khắp cơ thể.
- Người bệnh hít thở khó khăn, sưng vùng mặt bên bị viêm tai giữa.
Chống chỉ định:
- Người bệnh bị vỡ ống tai không được sử dụng loại thuốc này.
- Khi bị viêm tai giữa do virus gây bệnh thủy đậu gây ra hoặc do virus herpes thì không dùng loại thuốc này điều trị vì không có tác dụng.
3. Ciprofloxacine 0.3%
Thuốc Ciprofloxacine 0.3% là thuốc kháng sinh nhóm Quinolon gồm 3 công dụng tối ưu:
- Trị được 2 loại viêm tai, đó là viêm tai giữa cấp và mãn tính có xuất hiện dịch mủ.
- Người vừa phẫu thuật ở xương chũm được dùng loại thuốc này đẻ ngăn ngừa vi khuẩn tấn công tai giữa.
Tác dụng không mong muốn:
- Gây buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng…hoặc có thể gây sốt, đau nhức toàn thân.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai hoặc người mẫn cảm với Quinolone không được dùng loại thuốc này trừ trường hợp theo liều lượng của Bác sỹ.
4. Ofloxacin Otic
Là thuốc điều trị nhiễm trùng tai giữa ở cả người lớn và trẻ em, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chưa được sử dụng.
Công dụng:
- Ngăn ngừa, kìm hãm và tiêu diệt các vi khuẩn đang cư trú trong tai giữa.
Tác dụng không mong muốn:
- Người bệnh có thể có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, phát ban, mẩn ngứa trên da.
- Chảy nước hoặc chảy mủ từ trong tai ra ngoài.
- Mất vị giác, buồn nôn.
- Tim đập liên hồi.
Chống chỉ định:
- Các trường hợp viêm tai giữa do virus tấn công thì không được sử dụng loại thuốc này.
- Phụ nữ có thai hạn chế sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của Bác sỹ.
5. Earex Plus
Thuốc được sử dụng rộng rãi với cả người lớn và trẻ em bị viêm tai giữa, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không được sử dụng.
Earex Plus có hiệu quả tối ưu nên được mọi người tin dùng:
- Giữ cho tai mềm mại, sạch sẽ, loại bỏ các chất bẩn trong tai và chống viêm.
- Giúp trẻ em dễ chịu hơn vì thuốc giảm được các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính, mãn tính.
Tác dụng không mong muốn:
- Chóng mặt
- Sưng tai
Chống chỉ định:
- Người bệnh không được sử dụng thuốc này khi cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
6. Thuốc nhỏ viêm tai Otosan
Otosan là sản phẩm có nguồn gốc từ Ý. Thuốc được bào chế từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, lành tính và ít có tác dụng phụ nên được mọi người ưa chuộng.
Công dụng:
- Thuốc có tác dụng loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
- Đẩy các ráy tai ra ngoài, giữ cho tai luôn được sạch sẽ.
Tác dụng không mong muốn:
Thuốc ít tác dụng phụ nên được sử dụng rộng rãi, phổ biến.
Chống chỉ định:
- Đối với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không nên sử dụng.
7. Betnesol-N
Betnesol-N là loại thuốc lành tính, nhiều công dụng nên đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu.
- Trong trường hợp tai bệnh nhân có nấm hoặc mủ dày, một bên màng nhĩ có lỗ đục thì nên sử dụng thuốc này để điều trị.
- Thuốc giúp giảm đau, giảm ngứa trong tai và tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.
Tác dụng không mong muốn:
- Khô mũi, hắt xì
- Đau đầu.
- Phát ban ngứa.
- Chảy máu cam.
Chống chỉ định: Không dùng để điều trị bệnh viêm tai giữa do virus herpes gây nên.
Một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai viêm tai giữa
- Dùng thuốc nhỏ tai viêm tai giữa cần đúng cách, đúng đối tượng nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất. Bệnh nhân là trẻ em sẽ có các cách điều trị và các loại thuốc khác với người trưởng thành nên không được chủ quan.
- Đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc của Bác sỹ. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có cách sử dụng thuốc khác nhau. Như bệnh viêm tai giữa thì bệnh nhân cần nhỏ thuốc vào trong tai chứ không được nhỏ vào mắt.
- Khi nhỏ thuốc vào tai thì bệnh nhân cần chú ý không để đầu lọ thuốc chạm vào trong tai hay lên các bề mặt khác. Và sau khi sử dụng nên đóng nắp lọ thuốc vào ngay hạn chế sự nhiễm khuẩn từ tai và từ môi trường bên ngoài vào thuốc.
Softvn vừa thống kê xong các loại thuốc nhỏ tai viêm tai giữa. Mọi thông tin vừa đưa nhằm mục đích tham khảo ! Hy vọng qua bài viết này thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về các loại thuoc nho tai viem tai giua.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm: