Hôm nay Softvn.top sẽ cùng bạn tìm hiểu xem bao nhiêu tuổi làm cccd. Và làm cccd ở đâu. Cùng xem ngay nhé cả nhà!
bao nhiêu tuổi làm cccd HỢP PHÁP
Căn cứ Luật Căn cước công dân 2014 thì căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi thì được cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân của công dân.
Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Ngoài ra, đối với trường hợp công dân đã được cấp chứng minh nhân dân, nếu có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Bao nhiêu tuổi phải đổi thẻ CCCD?
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi(theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014).
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi phải đổi thẻ thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ví dụ: Nếu thẻ Căn cước công dân được cấp năm 24 tuổi thì có giá trị sử dụng tới năm 40 tuổi mới phải đổi.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và sau đó phải đi đổi thẻ khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi. Sau 60 tuổi không cần đổi thẻ Căn cước công dân nữa.
Trường hợp chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn (15 năm kể từ ngày cấp) và không bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Nếu có nhu cầu hoặc khi chứng minh nhân dân hết hạn (không phân biệt bao nhiêu tuổi, dù đã ngoài 60 tuổi) thì làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Số thẻ Căn cước công dân khi cấp đổi sẽ giữ nguyên giống với số chứng minh nhân dân 12 số còn chứng minh nhân dân 9 số cấp đổi sẽ được cấp số mới.
Thủ tục đổi thẻ CCCD
Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.
Bước 2:
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin về công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ.
- Nộp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
- Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin.
Bước 3: Nộp lệ phí 30.000 đồng, nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
Bước 4: Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện
Softvn vừa gửi đến bạn bài viết giải đáp bao nhiêu tuổi làm cccd. Hy vọng qua bài viết này thì bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm: