[ THẮC MẮC ] Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào?

Trong bài viết dưới đây hãy cùng Softvn tìm hiểu cà phê nhân là cà phê như thế nào nhé!

Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào

Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào ?

Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào

Những hạt cà phê xanh trước khi rang xay và tạo ra một tách cà phê hoàn hảo được gọi là cà phê nhân.

Cà phê nhân là thành phẩm của quá trình sơ chế cà phê tươi khi thu hoạch từ vườn, sau đó dùng một số phương pháp sơ chế (sơ chế khô, sơ chế ướt, sơ chế honey) để tạo ra nhiều hương vị đăc trưng của cà phê. 

3 cách phân biệt các loại cà phê nhân xuất khẩu

Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
  • Dựa trên giống/chủng loại cà phê:

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới có 2 giống/ chủng loại chính, đó là cà phê Robusta và cà phê Arabica

Cà phê nhân Robusta: Quả cà phê có hình tròn, hạt cà phê Robusta nhỏ hơn hạt cà phê chè (cà phê Arabica).

Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 2 – 4%, Cà phê Robusta đã phát triển lớn mạnh và chiếm 30% đến 40% tổng sản lượng thế giới. Cà phê Robusta được sử dụng phổ biến bởi hương vị đậm đà.

Cà phê nhân Arabica: Quả cà phê có hình bầu dục, đường cong ở giữa rãnh của nhân cà phê, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.

Hàm lượng caffein trong hạt cà phê Robusta khoảng 1 – 2%. Cây cà phê Arabica ưu sống ở cao nguyên, khí hậu mát như Lâm Đồng, Tây Bắc … Cà phê arabica có vị chua thanh xen lẫn với vị đắng nhẹ.

Cà phê Arabica là nguyên liệu chính của các hãng cà phê, các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới.

Ngoài ra còn có một số giống cà phê khác với số lượng ít phải kể đến như cà phê excelsa, cà phê liberica …

  • Dựa trên phương pháp chế biến

Trước đây, việc chế biến cà phê được người nông dân ứng dụng theo cách cơ bản truyền thống, chỉ đơn giản là thu hoạch cà phê và phơi trên nền thông thoáng mà ít chú trọng đến tiêu chuẩn thu hái, tỷ lệ trái chín và kiểm soát quá trình lên men, phơi sấy.

Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng hương vị có trong nhân cà phê. Ngày nay tình trạng đó đã dần được cải thiện qua ba phương pháp chế biến cà phê phổ biến sau đây:

  • Phương pháp chế biến khô tự nhiên (Natural)
  • Phương pháp chế biến mật ong (Honey)
  • Phương pháp chế biến ướt (Wash)
  • Dựa trên hệ thống phân loại kích thước, chỉ tiêu chất lượng

Cà phê nhân sau khi làm khô, sàng lọc sẽ được ray qua các tấm kim loại đục lỗ với đường kính khác nhau từ 8 đến 20/64 inch. Kích thước sàng ít khi sử dụng chỉ số milimet, mà dùng theo tỷ lệ 1/64 inch.

Nói cách khác, sàng 18 nghĩa là 18/64 inch, quy ra đơn vị đo lường mm là 7,1mm, tương tự như vậy sàng 16 quy ra là 6,3mm.

Tại Việt Nam các loại phân sàng phổ biến được dùng cho xuất khẩu bao gồm:

  • Cà phê nhân sàng 18
  • Cà phê nhân sàng 16
  • Cà phê nhân sàng 14

Ngoài hệ thống phân loại dựa trên kích thước thì mỗi dòng sản phẩm sẽ có thêm các chỉ tiêu chất lượng đi kèm để phân loại thành hàng cao cấp hay thương mại, loại 1 2 hay 3 như tỷ lệ tạp chất, độ ẩm, tỷ lệ hạt đen – nâu – sâu – vỡ …. hoặc xử lý sâu hơn qua các hệ thống máy móc hiện đại.

Từ đó mà cà phê xuất khẩu còn có những tên gọi khác như Cà phê CLEAN (sạch – bắn màu loại bỏ hạt đen), Cà phê WET POLISH (cà phê nhân được làm ẩm sau đó trải qua bước đánh bóng để loại bỏ lớp vỏ lụa silverskin) …

Cà phê nhân sau khi được phân loại theo tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đóng gói bảo quản rời trong bao đay (jute bag), bao PP trọng lượng 60kg hoặc trong bao lớn Jumbo (1 tấn) nhằm lưu giữ chất lượng hương vị cafe mới nhất, cà phê được đặt trên pallet trong thông thoáng trước khi cung ứng đến nhà rang xay và xuất khẩu.

Quy trình chế biến cà phê nhân

Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào
  • Thu hoạch quả cà phê tươi

Khi quả cà phê chuyển sang màu đỏ là quả đã chín và có thể thu hoạch được. Tại Việt nam, việc thu hoạch cà phê thường được làm theo cách thủ công đó là trải một tấm bạt lớn dưới gốc cây cà phê rồi dùng tay hái từng quả đã chín.

  • Sơ chế quả cà phê tươi

Quả cà phê sau khi hái sẽ được tách nhân ra khỏi vỏ ngay nếu sử dụng phương pháp chế biến ướt và mật ong.

Hoặc quả cà phê sẽ được phơi nắng để giảm lượng nước rồi mới đem đi tách vỏ nếu sử dụng phương pháp chế biến khô.

Tùy theo từng phương pháp chế biến mà nhân cà phê có thể được đem đi lên men hoặc phơi khô.

  • Làm giảm độ ẩm 

Nhân cà phê trước khi đóng gói phải được làm giảm độ ẩm xuống mức 12.5%. Có nhiều phương pháp làm khô nhân cà phê như phơi nắng hoặc sấy bằng điện.

Phơi nắng có thể mất 8-10 ngày và đôi khi các hạt cà phê khô không đều nhau.

Sấy khô bằng máy sẽ đảm bảo hạt cà phê khô nhanh hơn nhưng cần giám sát chặt chẽ các bước thực hiện để đảm bảo giữ nguyên chất lượng hạt cà phê

  • Sàng lọc, bắn màu, đánh bóng

Sau khi cà phê nhân được sấy khô sẽ được đưa vào sàng lọc để loại bỏ tạp chất và phân loại kích cỡ hạt.

Sau đó tùy theo nhu cầu của người mua mà hạt cà phê sẽ được đưa vào những công đoạn khắt khe hơn như bắn màu, đánh bóng.

 Một vài lưu ý giúp bảo quản hạt cà phê nhân hiệu quả

Hạt cà phê nhân sau khi đạt đủ độ nếu không biết cách bảo quản thì hạt sẽ không còn đạt độ ẩm tiêu chuẩn.

Như vậy sẽ gây khó khăn trong việc mua bán, vận chuyển và sản xuất. Để bảo quản hạt cà phê nhân thì bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Bảo quản hạt cà phê nhân trong bao tải, bao đay… với điều kiện độ ẩm nhỏ hơn 13. Có thể đổ thành đống rời rồi bảo quản trong silo.
  • Loại bỏ hết tạp chất, tạp chất tối đa có trong các bao hạt nhân phải <0,5%.
  • Hãy chọn những loại kho có tính cách nhiệt và độ ẩm tốt tốt để đảm bảo hạt cà phê không bị hư hỏng. 
  • Hãy khử khuẩn khu vực lưu trữ hạt cà phê nhân trước khi xếp bao để đảm bảo tính an toàn và sạch sẽ.

Qua bài viết trên về Cà Phê Nhân Là Cà Phê Như Thế Nào, Softvn hi vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích.

DMCA.com Protection Status