Răng mọc thừa ở hàm trên là tình trạng không hiếm gặp ở con người. Khi chúng ta đã mọc đủ 32 chiếc răng nhưng lại vô tình mọc thêm một hoặc vài chiếc nữa.
Vậy phải xử lý như thế nào nếu gặp trường hợp răng mọc thừa ở hàm trên. Cùng Softvn tìm hiểu ngay nhé!
Răng mọc thừa ở hàm trên, tại sao lại gặp tình trạng như vậy?
Răng mọc thừa là tình trạng vô cùng phổ biến. Chúng có thể mọc bất cứ ở vị trí nào nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở gần răng vĩnh viễn và răng cửa.
Khi chúng xuất hiện tạo ra khe hở giữa các răng khiến thức ăn dễ mắc vào, vi khuẩn có nơi ẩn trú và sinh sôi, gây ra các bệnh về răng miệng.
Vậy tại sao lại xuất hiện những chiếc răng thừa như vậy?
Chưa ai có thể lý giải được tại sao nhưng có rất nhiều lý thuyết khác nhau về các loại răng mọc thừa này, cụ thể là:
- Thứ nhất, do sự phân đôi của mầm răng nên mới tạo ra những chiếc răng mọc thừa như vậy.
- Thứ hai, trong y học lại cho rằng những chiếc răng thừa này được hình thành từ kết quả của sự hiếu động thái quá cục bộ, độc lập và mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng. Gen di truyền cũng là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định vấn đề này.
Răng mọc thừa bởi những nguyên nhân nào?
Theo các bác sỹ nha khoa thì răng mọc thừa là do các nguyên nhân sau:
- Khi bị răng mọc thừa chứng tỏ mần răng đã bị phân đôi, tạo thành 2 răng mọc thừa ở hàm trên hoặc răng mọc thừa ở hầm dưới. Ở nhiều người khi trưởng thành răng đầy đủ và không có dấu hiệu thừa răng.
- Nhưng thực chất răng mọc lệch ngầm phía trong nướu hoặc cũng có người răng thừa mọc ra và chen chúc cùng với những răng chính khác.
- Bên cạng đó, răng mọc thừa cũng có thể là do sự hiếu động thái quá của ngà răng. Dẫn đến kích thích răng mọc thừa. Lúc này, biểu hiện rõ ràng nhất là nổi đẹn ở nướu răng, nhức nướu.
- Khi trẻ em mọc răng khả năng rất cao sẽ thừa hưởng được gen di truyền. Răng trẻ em đẹp là kết quả thụ hưởng từ bố mẹ hoặc huyết thống.
- Ngoài ra, khi bị thừa răng còn có thể mắc 1 số hội trứng Gardner hoặc gặp phải trường hợp sứt môi, loạn xương đòn sọ…Tuy nhiên, không phải tất cả những người thừa răng đều bị các bệnh lý này.
Trẻ em thường bị mọc những loại răng thừa nào?
- Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ em đang mọc răng sữa. Nên việc mọc thừa răng rất hiếm gặp.
- Ở giai đoạn từ 6 đến 12 tuổi là thay răng ở trẻ. Để trẻ có hàm răng bình thường hay hàm răng khấp khiểng giai đoạn này sẽ quyết định vì đây là giai đoạn thay răng và xuất hiện răng thừa.
Có nhiều loại răng thừa. Răng thừa mọc ở giữa hai răng cửa hàm trên hay còn gọi là răng Mesiodens, khi đó sẽ xuất hiện tình trạng sưng nướu răng hàm trên.
Sau một thời gian ngắn răng thừa sẽ mọc chồi ra có kích thước có thể bằng hoặc nhỏ hơn răng cửa và vị trí của nó có thể cùng hàng với răng cửa hoặc lệch vào trong, chìa ra ngoài.
Những có vẻ răng thừa sẽ dễ phát hiện hơn khi chúng mọc ra khỏi nướu. Đối với những chiếc răng thừa mọc ngầm chúng chỉ có dấu hiệu sưng nướu răng hàm dưới hoặc hàm trên. Và chúng chỉ bị phát hiện khi chụp X-quang.
Gợi ý : Sở hữu ngay hàm răng xinh không cần phẫu thuật với niềng răng máng trong suốt
Tác hại của răng thừa ở trẻ em
Sự xuất hiện của răng thừa chắc chắn gây ảnh hưởng ít nhiều đối với trẻ em. Sự xáo trộn số lượng và vị trí răng vĩnh viễn làm hàm răng của trẻ mất thẩm mỹ, chức năng nhai hoặc gây đau đớn, nhiệt lợi chân răng kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết trẻ có răng thừa
Đối với trẻ trong giai đoạn thay răng, bố mẹ nên chú ý đến răng của con hơn. Khi có dấu hiệu bé thay răng cửa lâu mọc hoặc mọc các răng có hình dạng khác thường thì bố mẹ nên đi kiểm tra xem có phải bé đã bị mọc răng thừa hay không để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Dựa vào những dấu hiệu sau để biết đó có phải răng thừa hay không: khi trẻ 10 tháng chưa mọc răng, các răng mọc lệch so với hàm có hình dáng bất thường hoặc khi trẻ đã mọc đủ răng nhưng vẫn đau nướu răng trong cùng và sau đó nhú lên một múi răng trắng nhú.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường trên thì bố mẹ nên cho con đi khám để can thiệp kịp thời. Tránh gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến sự tự tin và gây đau đớn cho con.
Răng mọc thừa ở hàm trên nên xử lý thế nào, có nên nhổ không?
Khi biết được trẻ mọc răng thừa và gia đình đang phân vân không biết có nên nhổ bỏ hay không thì chúng ta nên đến nha sỹ để được tư vấn và đưa ra quyết định tốt nhất cho trẻ.
Một số trường hợp bị mọc răng thừa cần nhổ bỏ như sau:
- Răng thừa bị mọc lệch so với hàm, lộ ra hoặc thụt vô bên trong so với răng vĩnh viễn quá nhiều làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng nhai.
- Đặc biệt đối với các răng mọc thừa ở hàm trên và vị trí ở giữa hai răng cửa nó gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.
- Hoặc các răng lệch quá nhiều so với các răng vĩnh viễn tạo ra các kẽ hở gây nhồi nhét thức ăn khó vệ sinh, tụt lợi hở chân răng hoặc khó khăn khi nhai nuốt thì nên nhỏ bỏ.
- Răng mọc thừa gây chèn ép các răng vĩnh viễn gây ra đau răng, lợi mỏng lộ chân răng hoặc lâu dài làm lệch vị trí của răng vĩnh viễn thì cũng nên chọn cách nhỏ bỏ.
- Răng thừa mọc ngầm trong xương hàm, nằm gần ống thần kinh hoặc có thể gây chèn ép lên dây thần kinh thì cũng nên chọn phương án nhổ bỏ.
Loại bỏ răng mọc thừa ở hàm trên có gây nguy hiểm không?
Khi quyết định loại bỏ các răng mọc thừa mọi người sẽ luôn lo lắng rằng liệu nhổ răng mọc thừa có nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe không. Ngay bây giờ Softvn.top sẽ giải đáp giúp bạn.
Điều bạn lo lắng nhất đó là nhỏ bỏ chiếc răng thừa đó có làm ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Có thể khẳng định rằng các dây thần kinh sẽ nằm sâu bên trong xương của chúng ta, việc nhổ bỏ chiếc răng thừa đó chỉ gây đau đớn trong vài ngày sau đó chứ không gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng.
Đối với các răng thừa mọc giữa hai răng cửa, việc loại bỏ chiếc răng thừa sẽ tạo một khoảng trống rõ rệt. Vì vậy, để tránh mất thẩm mỹ bạn có thể niềng răng hoặc bọc răng sứ để chỉnh nha.
Đối với khoảng trống nhỏ thì các bạn không nên quá lo lắng vì những chiếc răng sẽ có xu hướng xích lại gần nhau hơn nên một thời gian khoảng trống sẽ được cải thiện nhiều.
Phương pháp điều trị khi bị mọc răng thừa
Để điều trị răng mọc thừa còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nên phân loại về vị trí và những ảnh hưởng của răng thừa nói chung để quyết định nên giữ lại hay nhổ bỏ chúng.
Vậy trong trường hợp nào nên chỉ định nhổ răng thừa:
- Răng thừa chèn ép và gây mọc chậm cho răng cửa.
- Răng thừa mọc lên trước chiếm chỗ răng cửa hoặc mọc giữa hai răng cửa gây xô lệch răng cửa.
- Răng thừa mọc lên bởi bệnh lý.
- Đối với những bệnh nhân bị hở môi, hở hàm ếch sắp phải phẫu thuật ghép xương ổ răng thứ cấp.
- Răng thừa mọc lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt.
Nếu không nhổ bỏ răng thừa thì cần chỉ định những gì?
Nhổ bỏ răng thừa đối với những trường hợp cần thiết. Và không phải nhổ bỏ răng thừa là giải pháp tốt nhất để điều trị chúng.
Những chiếc răng thừa không được chỉ định nhổ bỏ trong các trường hợp nào và cần theo dõi chúng như thế nào?
- Trong giai đoạn thay răng các răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, đúng vị trí và răng mọc thừa không gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, thẩm mỹ.
- Răng mọc thừa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và trẻ em không có dự kiến điều chỉnh hình răng mặt.
- Răng mọc thừa nhưng không liên quan đến bệnh lý nguy hiểm.
- Răng mọc thừa sẽ gây ảnh hưởng đến các răng khác khi nhổ bỏ.
Với các trang thiết bị, máy móc hiện đại xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Châu Âu. Nha Khoa 360 Dental là sự lựa chọn hàng đầu trong việc làm đẹp và chăm sóc nụ cười của bạn với phương pháp niềng răng trong suốt. Xem thêm tại
Link: https://www.360dental.vn/nieng-rang-trong-suot-la-gi-5-loai-nieng-pho-bien/
Số điện thoại: 0886.212.360
Địa chỉ:
Cơ sở 1:212 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: CT2B Khu Đô Thị Mới Nghĩa Đô, ngõ 106 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con trong giai đoạn thay răng thì bố mẹ nên chú ý đến con hơn và đưa con đi khám định kỳ để can thiệp kịp thời nếu có các dấu hiệu răng chậm mọc, sâu răng, răng mọc thừa, màu răng tự nhiên bị thay đổi…
Như vậy, để biết được trẻ có bị mọc răng thừa hay không thì bố mẹ cần chú ý quan sát đến răng miệng của con trong giai đoạn con thay răng để sớm có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Như vậy, với những chia sẻ trên của Softvn.top thì các bạn đã có thêm những kiến thức về chủ đề răng mọc thừa ở hàm trên .
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Có thể bạn quan tâm: