[MỚI NHẤT] Luật Hôn Nhân Gia Đình 2021

Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2021
Luật Hôn Nhân Và Gia Đình 2021

1. Luật hôn nhân gia đình 2021

Hiện tại, luật hôn nhân gia đình có hiệu lực tại Việt Nam được ban hành ngày 19/06/2014, bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/2015 và theo văn bản số 52/2014/QH13 được Quốc hội cập nhật mới nhất 2021. 
Luật quy định chế độ trong hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách hành xử giữa các thành viên trong gia đình; trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc đóng góp xây dựng, phổ cập chế độ hôn nhân và gia đình.

2. Những vấn đề xoay quanh Luật hôn nhân gia đình 2021

Hiện nay, Luật hôn nhân gia đình 2021 là cập nhật mới nhất và xoay quanh các vấn đề về kết hôn; quan hệ giữa vợ chồng, cha  mẹ và con cái,… Cụ thể như sau:

  • Vấn đề trong Hôn nhân:

Vấn đề này được cập nhật trong Luật hôn nhân và gia đình 2021 chi tiết hơn về vấn đề kết hôn của các cá nhân; điều kiện, thẩm quyền đăng ký kết hôn; thêm các trường hợp cấm hay hủy bỏ việc kết hôn trái đạo đức và pháp luật quy định;…

Bên cạnh đó, Luật cũng nêu rõ các chương, điều khoản nếu vi phạm các điều luật được đề cập trong Luật hôn nhân và gia đình 2021. Trong trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng pháp luật đã quy định

  • Vấn đề giữa vợ chồng:

Luật hôn nhân gia đình 2021 cập nhật thêm quyền và nghĩa vụ rất chi tiết về quan hệ giữa vợ và chồng như: bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bảo vệ nhân thân; tình nghĩa vợ chồng; lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tính; tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng, tôn giáo; quyền và nghĩa vụ về họa tập, làm việc, tham gia các hoạt động…

Nội dung cũng đề cập vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ đóng góp hay phân chia tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, cũng như sau quan hệ hôn nhân được nêu rõ trong Luật.

  • Vấn đề tương quan giữa cha, mẹ và con cái:

Mối quan hệ này được phát sinh từ quan hệ vợ chồng là quan hệ giữa cha, mẹ và con. Quan hệ này được phát sinh từ quan hệ sinh đẻ, nhận con nuôi hoặc sống chung (theo quan hệ phát sinh bố dượng, mẹ kế)

  • Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình:

Luật hôn nhân và gia đình 2021 cũng nêu rõ các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình trong quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái; tài sản giữa cha mẹ và con cái; quy định hạn chế quyền của cha mẹ với trẻ chưa vị thành niên; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai bên; bên cạnh đó Luật hôn nhân và gia đình 2021 cũng quy định cụ thể mức trợ cấp, cấp dưỡng hay phương thức cho trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên.

  • Vấn đề ly hôn:

Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn lên Tòa án; cha mẹ hoặc người thân có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho vợ hoặc chồng nếu người kia bị bệnh về tâm thần, mất tỉnh táo hoặc bệnh không thể nhận thức, không làm chủ được hành vi, cư xử của bản thân; hoặc một trong hai là nạn nhân của bạo lực do chồng hoặc vợ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, tinh thần của đối phương.

Đặc biệt, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi dưỡng con dưới 12 tháng tuổi.

Trong quá trình li hôn, nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải tại cơ sở trước khi vợ hoặc chồng có yêu cầu. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của Luật về hòa giải ở cơ sở. Nếu việc hòa giải ở cơ sở không thành, thì tòa án tiếp tục thụ lý đơn yêu cầu ly hôn và tiến hành hoà giải theo luật tố tụng dân sự.

Trong trường hợp cả hai bên đều thuận tình và tự nguyện trong việc ly hôn và có sự phân chia tài sản, trong nom, nuôi dưỡng con cái trên cơ sở đảm bảo quyền lợi  của vợ và con thì tòa án công nhận đơn ly hôn; nếu thỏa thuận không được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền chính đáng của cả vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

  • Trường hợp giải quyết đơn yêu cầu ly hôn của một bên vợ hoặc chồng:

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu giải quyết ly hôn mà hòa giải không thành thì toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ dựa trên việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ hoặc chồng làm cho hôn nhân không hạnh phúc, đời sống chung cả hai không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết chấp thuận.

  • Để tham khảo Luật hôn nhân gia đình 2021 mới nhất, vui lòng tham khảo số văn bản 52/2014/QH13

Có thể bạn quan tâm: Luật ly hôn 2021 mới nhất, chính xác nhất

DMCA.com Protection Status